Để có thể thực hiện tự động hóa trong các dây chuyền, máy móc sản xuất con người cần phải sử dụng cảm biến xi lanh khí nén và xi lanh thủy lực. Đây là một thiết bị còn khá mới mẻ nên rất nhiều khách hàng đã gửi câu hỏi liên quan nguyên lý, phân loại, ưu và nhược điểm của cảm biến. Hôm nay, chúng tôi dành toàn bộ dung lượng bài viết để giới thiệu và cung cấp thông tin tìm hiểu về nó nhất là trong cơ cấu chấp hành tịnh tiến công nghiệp. Mời các bạn đón đọc.
Cảm biến trong công nghiệp
Cảm biến dùng nhiều trong các dây chuyền sản xuất, máy móc của nhà máy công nghiệp như: Đóng gói thực phẩm, may mặc, lắp ráp linh kiện điện tử, sản xuất ô tô, lắp ráp xe cơ giới, sản xuất xi măng, cơ khí chế tạo, sản xuất giấy…
Cảm biến trong công nghiệp là gì?
Cảm biến có tên trong tiếng anh đó là sensor. Đây là một thiết bị công nghiệp có chức năng nhận biết được sự thay đổi hay sự có mặt của các vật thể trong môi trường nơi nó được gắn. Sau đó, nó sẽ truyền tín hiệu nhằm có thể thông báo sự có mặt hay thay đổi đó. Đầu vào có thể là: Các chuyển động, áp suất, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm…
Chúng tôi xin giới thiệu về trang chủ : https://tudonghoatvp.com/ chuyên nghiệp nhất hiện nay
Tuy không phải là thiết bị cơ cấu hay chấp hành quan trọng nhưng sự có mặt của thiết bị này sẽ giúp xi lanh làm việc chính xác, tiết kiệm thời gian, điện năng và tạo thành một hệ thống tự động hóa.
Có nhiều người lại hiểu đơn giản đó là: Cảm biến là thiết bị chuyển đổi tín hiệu từ miền năng lượng sang miền điện.
Để có thể dễ hiểu nhất thì chúng tôi sẽ nói về cảm biến nhiệt độ. Khi sử dụng điều hòa không khí và khách hàng cài đặt mức 25 độ C. Khi sử dụng cảm biến nhiệt, nó sẽ nhận biết khi nhiệt cao hơn 25 độ hoặc thấp hơn 25 độ. Điều hòa sẽ tự động bật để hạ nhiệt độ cao xuống 25 độ C. Nếu nhiệt độ trong phòng thấp hơn 25 độ C thì điều hòa sẽ off.
Hay như là chính giác quan của con người: Vị giác, khứu giác, xúc giác, thính giác, thị giác… tiếp nhận sự thay đổi và xuất tín hiệu về não bộ để điều khiển hoạt động tiếp theo.
Hoặc cảm biến điện trở phụ thuộc vào cường độ ánh sáng, khi ánh sáng rơi vào cảm biến nhiều hơn thì điện trở giảm và ánh sáng yếu đi thì điện trở tăng. Nếu cảm biến được kết nối với các thiết bị chia điện áp thì điện áp lúc này sẽ được điều chỉnh theo cường độ ánh sáng.
Các loại cảm biến trong công nghiệp
Việc sử dụng cảm biến trong công nghiệp đã và đang mang lại hiệu quả rất lớn, giúp con người điều khiển và kiểm soát hoạt động của dây chuyền máy móc. Chính vì thế mà trên thị trường, nếu chúng ta tìm kiếm thì sẽ có rất nhiều loại cảm biến với kiểu dáng, màu sắc, kích thước, cách thức hoạt động khác nhau.
Hiện nay có 3 loại cảm biến được dùng rất nhiều trong công nghiệp, đó là: tiệm cận, quang và áp suất.
Cảm biến tiệm cận – Proximity sensor
Đây là loại cảm biến được sử dụng rất nhiều cho xi lanh khí nén, xi lanh thủy lực. Tên của nó cũng đã một phần cung cấp thông tin đó là sự tiến đến gần hơn. Chính vì khả năng nhận biết nhanh, nhạy sự thay đổi từ trường khi xuất hiện một vật thể mang từ trường tiến đến gần. Loại cảm biến hành trình xi lanh thủy lực tiệm cận này được ứng dụng trong hệ thống ép, dập khuôn hay chấn… Để biết chi tiết hơn về loại cảm biến này, khách hàng có thể đọc kỹ ở phần tiếp theo.
Cảm biến quang – Optical sensor
Cảm biến quang là một thiết bị mà hoạt động cảm biến dựa trên tín hiệu ánh sáng được thu về để xuất tín hiệu xử lý. Người ta sử dụng để có thể phát hiện ra vật thể khi đi qua mắt quang tín hiệu của cảm biến.
Khi vật thể đi qua, tín hiệu phản quang từ vật xuất hiện khiến cảm biến sẽ xuất tín hiệu. Một số cảm biến quang sẽ nhận biết được ánh sáng, tia cực tím hoặc hồng ngoại.
Cảm biến áp suất – Pressure sensor
Thực chất của cảm biến áp suất là công tắc. Nếu áp suất khí nén hoặc áp suất nước, dầu vượt quá thông số đã cài đặt sẵn tại công tắc thì cảm biến sẽ nhanh chóng đóng mở.
Cảm biến áp suất được chia thành 2 loại chính đó là: công tắc áp và đầu dò áp. Công tắc áp thường ứng dụng trong: Áp suất bánh xe, máy pha cà phê, bình oxi, bộ lọc khí.
Đầu dò áp suất thì chuyên sử dụng hệ thống thủy lực, phanh thủy lực, động cơ khí đốt.
Ngoài 3 loại trên thì trong một số ứng dụng của cuộc sống, chúng ta vẫn thường bắt gặp các thiết bị cảm biến nhiệt độ. Sự thay đổi về nhiệt độ sẽ tương ứng với sự thay đổi của các tính chất vật lý, đó có thể là điện áp hoặc điện trở.
Tổng kết
Bên cạnh các ưu điểm thì nhược điểm của nó đó là: Người dùng phải cung cấp nguồn điện năng theo yêu cầu một cách liên tục cho mạch cầu.Vì thế mà khi lựa chọn cảm biến từ xi lanh airtac hay cảm biến xi lanh festo thì khách hàng cần phải cân nhắc bởi một số hệ thống cần phải thực hiện việc tiết kiệm điện năng, giảm chi phí.
Chúng tôi đã tổng hợp và giới thiệu một cách cơ bản các thiết bị cảm biến chuyên dùng trong công nghiệp nói chung và dùng cho xi lanh thủy lực, khí nén nói riêng. Hy vọng có thể giải đáp được một phần nào thắc mắc.
Để có thể xác định được đâu là loại cảm biến phù hợp với xi lanh thủy lực hay xi lanh khí nén của bạn thì cần phải biết: Đường kính xi lanh, độ dày vỏ, chất liệu xi lanh, hành trình, đường kính ngoài, điện áp hoạt động, tần suất và tải trọng làm việc xi lanh, chiều dài dây sensor…